Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Các xét nghiệm tiền sản quan trọng

“Làm thế nào để biết con của tôi có phát triển bình thường và khoẻ mạnh?”. Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ mang thai thường hỏi bác sĩ. Các xét nghiệm tiền sản là một cách tốt để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.

Xét nghiệm tiền sản suốt thai kỳ để đảm bảo sức khoẻ cho thai nhi. Xét nghiệm tiền sản là các khám nghiệm y học được thực hiện trong suốt thai kỳ nhằm nhận biết các dị tật hoặc các bất thường có thể có ở sản phụ và thai nhi. Việc nhận biết sớm những vấn đề liên quan đến thai nhi giúp chúng ta có đủ thời gian chăm sóc đứa trẻ trước và sau khi sinh ra. Giúp các bác sĩ xác định hướng điều trị hoặc tư vấn sinh nở và tránh những lo âu, sợ hãi ở những ông bố bà mẹ khi gặp phải vấn đề này.
Các xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ
Ở lần khám tiền sản đầu tiên, các bác sĩ sẽ yêu cầu khám tổng thể cơ thể, bao gồm cả các cơ quan sinh sản. Nếu gần đây, bạn chưa làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear), bạn nên tiến hành 1 thử nghiệm để để kiểm tra các tế bào bất thường. Bạn cũng nên kiểm tra nguy cơ nhiễm chlamydia và bệnh lậu.
Siêu âm được chỉ định trong lần khám đầu tiên để xác định việc mang thai và ngày dự sinh.
Tiếp theo là xét nghiệm máu thường lệ để xác định nhóm máu, yếu tố Rh và kiểm tra tình trạng thiếu máu.
Các xét nghiệm máu thường tiến hành:
  •  
  • Xét nghiệm giang mai
  • Xét nghiệm viêm gan B
  • Miễn dịch đối với rubella (Bệnh sởi Đức)
  • Miễn dịch với thủy đậu – nếu bạn nhớ là đã từng mắc hay tiêm phòng.
  • Cuối cùng, bạn nên làm xét nghiệm HIV. HIV là viết tắt của human immunodeficiency virus, nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch trên người, chúng gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). Nếu dương tính với HIV, việc điều trị tích cực trong thời gian mang thai có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm sang con. Do đó bạn nên hỏi, khi bác sĩ không đề cập tới xét nghiệm này. 
Ngoài việc xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác.
Nếu có dấu hiệu mắc tiểu đường thai kỳ, bạn nên làm tiếp xét nghiệm thử glucose (GCT) ngay lần thăm khám đầu tiên này.
Nếu nghi ngờ tiếp xúc với bệnh lao, một bài kiểm tra về lao sẽ được tiến hành.
Việc kiểm tra sàng lọc trước sinh sẽ cho biết nguy cơ mắc hội chứng Down, các bất thường về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh.
Double test là xét nghiệm sàng lọc trước sinh giai đoạn 1 trong 3 tháng đầu tiên của thai kì, bao gồm 2 xét nghiệm máu và siêu âm độ mờ da gáy. Xét nghiệm máu thường được thực hiện từ tuần thứ 9-13.Từ tuần thứ 11-13, là thời điểm cuối cùng để siêu âm độ mờ da gáy.
Kiểm tra sàng lọc trước sinh có thể tiến hành với 1 xét nghiêm máu khác, còn gọi là NIPT test hay  kiểm tra Tầm soát trước sinh không xâm lấn hoặc kiểm tra ADN của thai nhi không xâm lấn), có thể phát hiện hội chứng Down và một số bất thường khác tại tuần thai thứ 10 hoặc muộn hơn.
Nếu chưa thực hiện các kiểm tra này, bạn nên tiến hành làm xét nghiệm di truyền (carrier screening), giúp xác định 100 rối loạn di truyền mà bé có nguy cơ như bệnh xơ nang, hội chứng nhiễn sức thể X dễ gãy (fragile x), bệnh teo cơ tủy (SMA), bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia, và bệnh Tay-Sachs.
Nếu thấy cần thiết, bạn có thể làm xét nghiệm sinh thiết gai nhau thai (CVS). Đây là xết nghiệm chẩn đoán di truyền xâm lấn, thường được thực hiện vào tuần thứ 10-13. CVS thường có độ chính xác cao về chuẩn đoán hội chứng Down hoặc bắt kì bất thường về nhiễm sắc thể trẻ gặp phải. Xét nghiệm này cũng dùng để chuẩn đoán liệu đứa bé có mắc bệnh di truyền theo gia đình hay không.
Lưu ý, nếu muốn làm thử nghiệm CVS sau khi có kết quả sàng lọc trước sinh và NIPT test, bạn cần lên lịch đăng kí các xét nghiệm sàng lọc càng sớm càng tốt.
Xét nghiệm vào đầu thai kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển hoàn toàn khoẻ mạnh.

Các xét nghiệm trong 3 tháng giữa thai kỳ

Xét nghiệm nước tiểu có thể được tiến hành liên tục ở mỗi lần khám thai định kì trong thời gian này, để sàng lọc cho các dấu hiệu của tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bất thường khác.
Tuần thứ 16-20 là mốc siêu âm tiếp theo để kiểm tra các bất thường về cơ thể của trẻ.
Tuần thứ 24-2 là mốc thời gian để tiến hành xét nghiệm sàng lọc glucose, để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể có thêm xét nghiệm máu đẻ kiểm tra tình trạng thiếu máu.
Xét nghiệm yếu tố Rh (qua xét nghiệm máu) được tiến hành ở tuần thứ 28, trước khi tiêm globulin miễn dịch Rh, nếu mẹ có Rh âm tính nhưng bố thì không hoặc chưa rõ.
Tuần thứ 15-18, là mốc tiến hành Quad test (thay cho triple test). Đây là xét nghiệm máu giúp xác định nguy cơ về nhiễm sắc thể (hội chứng Down) và các dị tật bẩm sinh khác của em bé. Để tăng độ chính xác, xét nghiệm này nên được thực hiện cùng với các xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu thai kì, được gọi là kết hợp sàng lọc huyết thanh mẹ. (1)
Chọc dò màng ối là xét nghiệm chuẩn đoán di truyền có xâm lấn, được tiến hành ở tuần thứ 16-20, giúp xác định liệu trẻ có mắc Hội chứng Down hoặc các bất thường về nhiễm sắc thể, khuyết tật ống thần kinh và các rối loạn di truyền không.

Các xét nghiệm trong 3 tháng cuối thai kỳ

Xét nghiệm và siêu âm vào tháng cuối thai kỳ, để kiểm soát sức khoẻ cho mẹ và bé.
Xét nghiệm nước tiểu có thể được tiến hành liên tục ở mỗi lần khám thai định kì trong thời gian này, để sàng lọc cho các dấu hiệu của tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bất thường khác.
Tuần từ 35-37, một thử nghiệm xác định nhiễm trùng thông thường sẽ được thực hiện, gọi là xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Trong trường hợp kết quả dương tính, mẹ sẽ được cấp thuốc kháng sinh trong khi đẻ, để tránh truyền vi khuẩn cho con.
(Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B trong suốt thai kìhoặc đã sinh một con bị nhiễm vi khuẩn này, bạn sẽ không cần làm xét nghiệm này, nhưng vẫn được điều trị trong khi đẻ)
Dưới đây là một số xét nghiệm cần thiết khác:
  • Xét nghiệm dung nạp glucose sẽ được tiến hành, nếu lượng đường trong máu tăng lên sau xét nghiệm thử glucose, để xác định xem bạn có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Xét nghiệm máu được tiến hành tiếp để xác định tình trạng thiếu máu. Đặc biệt ở người không được kiểm tra lại vào cuối 3 tháng giữa thai kì, hoặc sớm bị thiếu máu khi mang thai.
  • Các xét nghiệm về bệnh giang mai, chlamydia, lậu và HIV sẽ được chỉ định tiếp nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STIs).
  • Siêu âm để kiểm tra vị trí của nhau thai là cần thiết, nếu lần siêu âm trước xuất hiện nhau tiền đạo hoặc nhau thai bám thấp.
Nếu quá trình mang thai có nguy cơ cao hoặc sảy ra các bất thường đáng nghi ngờ, bạn có thể tiến hành siêu âm thêm, làm trắc đồ sinh vật lý (BPP) hay một xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thai nhi (NST) để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh.
Thời điểm và tần suất tiến hành các xét nghiệm trên sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Nếu lo lắng về sự tăng trưởng của bé, bạn nên tiến hành siêu âm theo định kì và kiểm tra mức nước ối .
Nếu thai nhi vẫn phát triển bình thường, nhưng đã quá ngày dự sinh, bạn vẫn nên kiểm tra để đảm bảo em bé vẫn khỏe mạnh. Từ tuần 40- 41, bạn nên tiến hành một trắc đồ sinh vật lý hoặc modified one, bao gồm kiểm tra sức khỏe thai nhi bằng cách theo dõi nhịp tim thai và siêu âm để kiểm tra mức nước ối của bạn. Những xét nghiệm này được thực hiện hai lần một tuần, để giúp các bác sĩ đánh giá độ an toàn để tiếp tục thai kì hay kích thích chuyển dạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét