Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

Sản Phụ Khoa Milan Bác sĩ Bv Hùng Vương, Từ Dũ

 PHÒNG KHÁM

SẢN PHỤ KHOA MILAN

Các bác sỹ, chuyên gia sản phụ khoa, có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh Viện Phụ Sản Hùng Vương, Từ Dũ. Chuyên khám chữa bệnh sản, phụ khoa, quản lý theo dõi thai kỳ.

Phòng khám Sản phụ khoa MILAN chi nhánh 1 được thành lập từ năm 2019 - tại Ngã 5 Vĩnh Lộc, Bình Chánh - là sự hợp nhất giữa 2 phòng mạch lâu năm của Bs Đặng Ngọc Trà Mi và Bs Huỳnh Thúy Lan.

Với mong muốn mang đến cho các chị em trên địa bàn vùng xa trung tâm Tp. HCM được tiếp cận với nguồn y tế chất lượng cao, chi phí hợp lí mà không phải đi xa và chờ đợi lâu. Thực hiện thăm khám tại MILAN, ngoài Bs Mi và Bs Lan còn có các bác sĩ khác là đồng nghiệp tại BV Hùng VươngTừ Dũ với chuyên môn giỏi, tận tâm, nhiệt huyết. MILAN chi nhánh 1 đã hoạt động gần năm 5, được sự tin yêu và ủng hộ của các chị em, phòng khám ngày càng phát triển. Tiếp nối mong muốn ban đầu, tháng 12/2023 MILAN thành lập chi nhánh 2 tại 152 Phan Văn Hơn, P. Tân Thới Nhất, Q.12 để đáp ứng nhu cầu được khám sản phụ khoa chất lượng cao của các chị em trên địa bàn Quận 12 và vùng lân cận. MILAN đang ngày một cố gắng và hoàn thiện hơn nữa, để có thể mang lại những giá trị tốt đẹp, nâng cao sức khỏe phụ khoa, đồng hành với các mẹ bầu và cho ra đời những em bé khỏe mạnh. MILAN luôn hân hạnh được tiếp đón và luôn đồng hành cùng bạn!


CHUYÊN KHÁM
Ø   Khám Theo Dõi Và Quản Lý Thai Kỳ
Ø   Khám sàn chậu : Són tiểu, sa sinh dục, dãn âm đạo, phục hồi sàn chậu sau sinh.
Ø   Khám Tư Vấn Hiếm Muộn
Ø   Khám Tư Vấn Sinh Con Theo Ý Muốn
Ø   Khám Bệnh Phụ Khoa
SIÊU ÂM
Ø   Siêu Âm Bụng Tng Quát
Ø   Siêu Âm Phụ Khoa Đầu Dò Âm Đạo, Canh Trng.
Ø   Siêu Âm Đo Độ Mờ Da Gáy
Ø   Siêu Âm 4D, Khảo Sát D Tt Thai Nhi
XÉT NGHIỆM
Ø   XN Tổng Quát
Ø   XN Nước Tiểu
Ø   XN Huyết Trắng
Ø   XN Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung
Ø   XN HPV
Ø   XN Tinh Trùng
Ø   Phân Tích ADN Chẩn Đoán Bệnh Di Truyền
Ø   XN Trước Sinh, Bệnh Lý Thai Kỳ, Bệnh Lý Mẹ và Con.


Hotline: 0902023819
Email: pksanphukhoamilan@gmail.com

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

Tìm hiểu về bệnh Thalassemia

 

1. Tìm hiểu về bệnh Thalassemia



Thalassemia hay còn được biết đến với tên bệnh tan máu bẩm sinh liên quan đến rối loạn di truyền. Người mang gen biểu hiện bệnh có thể sẽ khởi phát bệnh từ sớm, tình trạng gặp phải là thiếu máu và thừa sắt gây ảnh hưởng đến cả đặc điểm thể hình lẫn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Thalassemia là bệnh liên quan đến bất thường gen di truyền

Tùy theo mức độ bệnh mà sức khỏe người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể như sau:

Thalassemia mức độ rất nặng

Đây là dạng biểu hiện bệnh sớm nhất, thai nhi ngay trong bụng mẹ đã có dấu hiệu phù thai, hỏng thai trước khi sinh. Trẻ sinh ra có thể tử vong sớm ngay sau khi sinh do biến chứng thiếu máu nặng, suy tim thai.

Thalassemia mức độ nặng

Trẻ xuất hiện triệu chứng tan máu bẩm sinh có thể từ ngay sau khi ra đời, thường biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi và ngày càng nặng hơn. 

Nếu không phát hiện sớm bệnh Thalassemia, trẻ bị thiếu máu trầm trọng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và phát triển thể chất, tinh thần. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị gan lách to, vàng da, đi kèm với đặc điểm hình thái đặc biệt như: xương trán và xương chẩm dô ra, mũi tẹt, xương hàm trên nhô,…

Thalassemia mức độ trung bình

Biểu hiện thiếu máu xuất hiện muộn hơn so với mức độ nặng, khoảng 4 -  6 tuổi trẻ mới cần truyền máu. Tình trạng thiếu máu nhẹ hoặc trung bình (nồng độ huyết sắc tố từ 6g/dl đến 10g/dl). Bệnh có thể có xu hướng gây thiếu máu nặng hơn, tình trạng thừa sắt ngày càng nghiêm trọng nên nếu không phát hiện và điều trị sớm, biến chứng gặp phải cũng rất nghiêm trọng.

Thalassemia mức độ nhẹ

Người mắc bệnh tan máu bẩm sinh mức độ nhẹ thường không phát hiện bệnh nếu không đi kèm với bệnh lý khác do triệu chứng thiếu máu rất kín đáo. Khi mang thai, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng, biểu hiện bệnh Thalassemia mới rõ ràng và được phát hiện. Phát hiện sớm giúp dự phòng tốt hơn biến chứng do Thalassemia kết hợp với bệnh lý hay tình trạng thiếu máu khác gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Mức độ biểu hiện bệnh Thalassemia càng nặng khi số gen tổn thương càng nhiều. Với các trường hợp nặng đến rất nặng, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc thải sắt và truyền máu suốt đời để khắc phục tình trạng bệnh. Hai phương pháp này vô cùng tốn kém khi phải thực hiện liên tục suốt đời nên không ít gia đình không tiếp cận được phương pháp điều trị này một cách tối ưu. 

2. Người mắc bệnh Thalassemia sống được bao lâu?

Bệnh Thalassemia nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng người bệnh do tình trạng thiếu máu và thừa sắt ngày càng nghiêm trọng. Ở thể bệnh nặng và rất nặng, nếu không được điều trị bằng truyền máu và uống thuốc thải sắt.

Nếu được truyền máu đầy đủ, trẻ có thể phát triển bình thường đến khoảng 10 tuổi. Sau 10 tuổi, trẻ có những biến chứng như biến dạng xương (hộp sọ to, mũi tẹt, răng cửa hàm trên vẩu,...); da sạm, xỉn, củng mạc mắt vàng, dậy thì muộn,... Ngoài 20 tuổi sẽ có thêm các biến chứng về tim mạch như suy tim, rối loạn nhịp tim,... 

Các trường hợp thể rất nặng, bệnh Thalassemia khởi phát khi trẻ còn là thai nhi thì thai có thể chết ngay trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi sinh.

 

Trẻ mang gen bệnh Thalassemia có thể tử vong sớm trước khi trưởng thành

Với các trường hợp phát hiện bệnh khi vẫn có thể điều trị, chi phí truyền máu và uống thuốc thải sắt rất tốt kém. Do đó, bệnh Thalassemia rất nguy hiểm đến tính mạng, chất lượng cuộc sống của bản thân trẻ mắc bệnh cũng như cuộc sống và kinh tế của nhiều gia đình.

Với bệnh Thalassemia hiện nay, phòng ngừa và sàng lọc trước khi sinh vẫn là biện pháp được khuyến cáo để giảm tỷ lệ trẻ sinh ra có gen và khởi phát bệnh.

3. Có thể phòng bệnh Thalassemia không?

Bệnh Thalassemia là bệnh lý bẩm sinh do bất thường gen di truyền, trẻ biểu hiện bệnh khi mang gen bệnh nhận từ cả bố lẫn mẹ. Vì thế có thể phòng bệnh Thalassemia từ việc kiểm soát giảm nguy cơ trẻ nhận cả hai gen bệnh từ bố và mẹ, các biện pháp hiệu quả bao gồm:

3.1. Khám sàng lọc tiền hôn nhân

Hiện nay, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân đang ngày càng trở nên phổ biến do những lợi ích sức khỏe và hạnh phúc lứa đôi mà nó mang lại. Với bệnh Thalassemia, các cặp vợ chồng dự định mang thai hoặc đang mang thai có thể kiểm tra nguy cơ mang gen bệnh và truyền gen bệnh cho con. 

 

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp sàng lọc nguy cơ sinh con mang gen Thalassemia từ cả hai bố mẹ

Các chuyên gia khuyến cáo nên tránh kết hôn giữa hai người cùng mang gen bệnh Thalassemia vì tỷ lệ trẻ sinh ra nhận gen bệnh từ cả hai là rất cao. Nếu cả hai bố mẹ cùng mang gen bệnh, thai nhi trong bụng mẹ cần được sàng lọc trước sinh sớm để có biện pháp thích hợp và chủ động phòng trẻ sinh ra mắc Thalassemia.

3.2. Sàng lọc sớm Thalassemia cho thai nhi

Nếu hai vợ chồng chưa đi khám sàng lọc bệnh di truyền, không biết về tình trạng mang gen bệnh của bản thân thì mang thai nên chủ động đi khám sàng lọc. Đây là biện pháp phòng ngừa phát hiện sớm hiệu quả.

Nếu cả hai bố mẹ cùng mang gen bệnh, 25% nguy cơ thai nhi mắc bệnh Thalassemia, để chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết gai nhau, chọc dò dịch ối hoặc xét nghiệm di truyền,… Với thai mang gen Thalassemia thể nặng, có thể xem xét đình chỉ thai nghén.

Như vậy, khám tiền hôn nhân giúp phát hiện sớm và chủ động phòng ngừa trẻ mắc bệnh Thalassemia do nhận gen tổn thương từ cả hai bố mẹ. Khám sàng lọc trước khi sinh giúp kiểm soát, ngăn ngừa trẻ sinh ra mắc bệnh Thalassemia thể nặng. Hai biện pháp này giúp phòng ngừa, giảm tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh Thalassemia hiệu quả.

 

Phát hiện sớm Thalassemia ở thai nhi và trẻ nhỏ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn

Với người mắc bệnh Thalassemia thể trung bình và thể nhẹ, nên điều trị duy trì tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ đi kèm với chế độ chăm sóc phù hợp. Khi đó, bệnh tan máu bẩm sinh sẽ không gây nguy hiểm hoặc hạn chế nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng người bệnh. Bệnh lý nguy hiểm này cần được phát hiện sớm từ giai đoạn chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai để hạn chế tỉ lệ sinh mắc Thalassemia thể nặng, tăng chất lượng cuộc sống cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. 

 

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

XÉT NGHIỆM NIPT MỚI - TRISURE PROCARE

TriSure - Gene Solutions
✨TẤT TẦN TẬT VỀ XÉT NGHIỆM NIPT MỚI - TRISURE PROCARE, MẸ BẦU CẦN BIẾT!
Sàng lọc toàn diện 3 loại bất thường di truyền nguy hiểm và phổ biến ngay khi thai tròn 9 tuần với 1 xét nghiệm duy nhất, triSure Procare đã tạo nên bước đột phá mới trong việc ứng dụng xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT tại Việt Nam. ​
Đặc biệt, đây là xét nghiệm NIPT duy nhất có thể phát hiện chính xác nhóm bệnh đơn gen trội dễ bị bỏ sót trong giai đoạn tiền sản (do siêu âm có khả năng bỏ sót bệnh, không thể phát hiện bằng các xét nghiệm sàng lọc NIPT truyền thống, hoặc tiền sử gia đình không phải là yếu tố để phát hiện nguy cơ hiệu quả). ​
💥triSure Procare hiện đã được triển khai tại 2.000 bệnh viện/ phòng khám trên cả nước và được hơn 2.500 bác sĩ Sản tin tưởng chỉ định cho mẹ bầu.
✅Thai tròn 9 tuần, xét nghiệm triSure Procare ngay mẹ bầu nha: ​
✅ Mẹ bầu cần XN toàn diện cho bé, Trisure Procare là 1 lựa chọn , xin liên hệ Bs Lan 0946264488 ; Bs Mi 0908521448. Bệnh viện Hùng Vương, để được tư vấn cụ thể và nhận ưu đãi đặc biệt nhé.
Đăng nhập nhóm Zalo để đăng kí:


Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

SÀNG LỌC TOÀN DIỆN BẰNG NIPT TRISURE PROCARE

SÀNG LỌC TOÀN DIỆN BẰNG NIPT TRISURE PROCARE GIÚP MẸ BẦU YÊN TÂM HƠN

Kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT hiện được các nhà khoa học trên thế giới xem là “chìa khóa” để giải mã dị tật di truyền thai nhi từ lúc tuổi thai còn nhỏ. Phương pháp này được giới chuyên môn đánh giá là mang lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối cho bà mẹ và thai nhi, có thể triển vọng ứng dụng để sàng lọc đa dạng các bất thường về di truyền ở thai.

Sau thời gian nghiên cứu, kể từ ngày 1/5, Viện Di truyền Y học - Gene Solutions chính thức triển khai gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn mới triSure Procare - Sàng lọc toàn diện 3 bất thường di truyền phổ biến trong thai kỳ, bao gồm: 25 bất thường số lượng nhiễm sắc thể (NIPT truyền thống); 9 bệnh đơn gen lặn (Carrier) và 25 bất thường di truyền do đột biến mới de novo trên các gen gây bệnh di truyền trội (NIPT đơn gen).

Điểm nổi bật của triSure Procare là tích hợp 3 xét nghiệm gen trong 1 và chỉ cần một lần lấy máu duy nhất, mang đến sự tiện lợi tối đa cho thai phụ.

Tương tự như triSure NIPT, xét nghiệm triSure Procare sẽ thu 10ml máu thai phụ từ khi thai tròn 9 tuần để tiến hành phân tích, giải trình tự gen bằng công nghệ giải trình tự thế hệ mới NGS với độ phủ sâu (ultra-deep sequencing) để phát hiện đồng thời nhiều bất thường di truyền trên DNA ngoại bào của thai nhi (cell-free DNA).

Thai phụ chỉ cần lấy máu 1 lần để thực hiện 3 xét nghiệm. Ảnh: Gene Solutions
Thai phụ chỉ cần lấy máu 1 lần để thực hiện 3 xét nghiệm. Ảnh: Gene Solutions

Việc ra mắt xét nghiệm triSure Procare là nỗ lực của đội ngũ khoa học Viện Di truyền Y học - Gene Solutions trong việc không ngừng nâng cấp sản phẩm, tạo ra các thế mạnh khác biệt và mong muốn góp phần làm giảm đáng kể gánh nặng bệnh tật và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.

Bên cạnh lợi ích thiết thực, giúp can thiệp kịp thời và hiệu quả cho trẻ sau sinh hoặc có phương án quản lý thai kỳ tốt hơn, khi thực hiện triSure Procare, thai phụ sẽ được tư vấn kỹ càng và được hỗ trợ toàn diện sau xét nghiệm, đặc biệt là nếu kết quả “dương tính”. Chẳng hạn: tư vấn và hỗ trợ chi phí chọc ối 3.500.000 đồng, miễn phí xét nghiệm chẩn đoán CNV trị giá 4.500.000 đồng, miễn phí xét nghiệm gen cho chồng để xác định đột biến của thai là đột biến mới xuất hiện, hỗ trợ xét nghiệm chẩn đoán cho thai hoặc bé sau sinh khi kết quả sàng lọc “dương tính”…

triSure Procare ra mắt không chỉ là một tin vui cho các cặp vợ chồng muốn tầm soát toàn diện các bất thường di truyền trước sinh cho con mà xét nghiệm còn nhận được sự quan tâm từ các chuyên gia, bác sĩ sản khoa đầu ngành. Đại diện Bệnh viện Hùng Vương nhận xét: “Xương thủy tinh là một trong những bệnh trội đơn gen xuất hiện do bất thường trên 2 gen là COL1A1, COL1A2, dẫn đến một tình trạng là xương rất dễ bị gãy, thậm chí em bé nằm trong bụng mẹ cũng có thể bị gãy xương và khi bé ra đời thì hệ xương đó rất giòn. Nếu như xét nghiệm NIPT mở rộng có thể tầm soát được 25 bệnh gen đơn gen trội sẽ góp phần nâng cao chất lượng tầm soát tiền sản ở Việt Nam chúng ta”.

Còn theo đại diện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong hơn 4.000 bệnh đơn gen được phát hiện thì có 25 bệnh di truyền trội phổ biến nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Tần suất cộng gộp của 25 bệnh di truyền trội này theo ước tính là 1/600, cao hơn cả hội chứng Down (1/700). Đó là lý do chúng ta nên sàng lọc sớm các bệnh này để tránh để lại hậu quả đáng tiếc cho con trẻ.

Ngọc Thảo

Nguồn: Gene Solutions

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

Chỉ số tiểu đường thai kỳ

 

Chỉ số tiểu đường thai kỳ

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là chỉ số đo lường và phản ánh hàm lượng đường (glucose) trong máu của các thai phụ. Bệnh được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu nồng độ đường trong máu vượt mức giới hạn cho phép thì bệnh nhân được nghi ngờ chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.


             Đo chỉ số tiểu đường thai kỳ

Các xác định chỉ số tiểu đường thai kỳ

Trong lần khám thai đầu tiên

Các thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

·         Nếu một trong các giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.

·         Nếu đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.

·         Nếu đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, cho thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Các thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết đói

Vào tuần 24-28 của thai kỳ

Các thai phụ có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.
Cách thực hiện như sau: đầu tiên thai phụ sẽ được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó, thai phụ được yêu cầu sử dụng một lượng glucose khoảng 75 g trong vòng 5 phút. Tiếp theo bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 và 2 tiếng kể từ khi uống glucose.

Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.

Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:

·         Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

·         Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L

·         Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.

Đối tượng cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cao hơn nếu thai phụ có một trong những yếu tố dưới đây:

·         Mang thai khi đã ngoài tuổi 30;

·         Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

·         Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

·         Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.

·         Đứa con trước nặng hơn 4,1 kg.

Nếu như mức insulin và chỉ số tiểu đường thai kỳ đều ở giới hạn an toàn thì bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn

Khác với bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và thường sẽ “biến mất” sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể không sản sinh đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Đối với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi:

·         Mức đường huyết đo được lúc đói vượt quá 95 mg glucose/ 100 ml máu

·         Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ vượt quá 180 mg glucose/ 100 ml máu

·         Mức đường huyết đo được sau khi ăn 2-3 giờ vượt quá 140 mg glucose/ 100 ml máu

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm lúc nào?

Nếu muốn xác định chính xác, mẹ bầu phải tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vì có rất ít dấu hiệu nhận biết bệnh này. Đó là lý do các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm glucose cho bạn ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nguy cơ bị tiểu đường của mẹ bầu sẽ cao hơn nhiều nếu “sở hữu” một trong những điều sau đây:

·         Có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30

·         Đã từng sinh bé có trọng lượng 4,5 kg hoặc hơn

·         Đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc người thân đã từng bị

Cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên hơn, nhất là khi bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh kể trên.


Kiểm tra theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ

Máy đo đường huyết giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cho mẹ bầu ngay tại nhà
Tùy từng trường hợp, thời điểm đo đường huyết của mỗi người có thể sẽ khác nhau đôi chút. Thông thường, bạn nên thử đường huyết lúc đói (trước các bữa ăn), sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ, trước khi ngủ và bất cứ lúc nào cảm thấy mệt hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết. Thai phụ có thể tham vấn với bác sỹ chuyên khoa để có những hướng dẫn cụ thể.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm sẽ xảy ra các trường hợp sau:

Đối với thai nhi

·         Bé được sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh về đường huyết hơn các bé bình thường;

·         Bé bị tụt canxi sau khi chào đời;

·         Nguy cơ dị tật thai nhi.

Đối với mẹ

·         Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá to;

·         Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường;

·         Khả năng phải sinh non và sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to;

·         Sẩy thai, thai chết lưu;

·         Băng huyết sau sinh.

Những hậu quả kể trên là vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Chính vì vậy, bạn hãy học cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ ngay từ bây giờ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Xử trí khi bị tiểu đường thai kỳ

Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Điều này giúp mẹ bầu dễ dàng theo dõi những biến động và chủ động phòng ngừa để kiểm soát lượng đường trong máu.

Uống thuốc theo hướng dẫn: Trong một số trường hợp, bac sĩ sẽ cho bạn thuốc để điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Không nên tự ý mua thuốc điều trị tự ý thay đổi loại thuốc. Vì một số loại thuốc tiểu đường có thể không an toàn với phụ nữ mang thai.

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai

Khi quyết định có em bé, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Thừa cân không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, nhưng đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu của căn bệnh này.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Cải thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày bầu bí mệt mỏi. Hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

Tăng cường vận động hợp lý

Vận động là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất đối với sức khỏe của từng người. Nếu có thể, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ hoặc bơi lội.

 

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Khám thai định kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh

 Khám thai định kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai. Trong các lần thăm khám khác nhau, bác sĩ có thể thảo luận với bạn về nhiều vấn đề, chẳng hạn như ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất, kiểm tra sàng lọc sức khỏe.


1. Khám thai lần đầu tiên : thai nhi từ 5 - 8 tuần tuổi

Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát đầy đủ, lấy máu xét nghiệm và tính ngày sinh dự tính của bạn. Bác sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra vú, khám phụ khoa để kiểm tra tử cung (tử cung) và khám cổ tử cung, bao gồm xét nghiệm Pap. Bác sĩ cũng sẽ khai thác tiền sử bệnh của bạn. Cụ thể như sau:

·         Xác nhận rằng bạn có đang mang thai hay không.

·         Tính xem bạn mang thai bao nhiêu tuần và dự tính thời gian sinh nở. Bạn có thể được đề nghị cho làm siêu âm nếu không rõ ngày mang thai.

·         Huyết áp, chiều cao và cân nặng.

·         Xét nghiệm máu đầy đủ, để kiểm tra nhóm máu, kiểm tra thiếu máu, miễn dịch rubella, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, chlamydia và HIV.

·         Xét nghiệm nước tiểu để xem bạn có bị nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu không.

·         Sàng lọc cổ tử cung để kiểm tra papillomavirus ở người (HPV) và / hoặc bất kỳ dấu hiệu ung thư cổ tử cung nào.

·         Nếu có nguy cơ thiếu vitamin D, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm.

Bạn cũng thường sẽ thảo luận với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về các vấn đề sau:

·         Bạn đang dùng những loại thuốc gì.

·         Bạn có hút thuốc hay uống rượu không.

·         Bạn có muốn chủng ngừa cúm (cúm) không.

·         Những chất bổ sung vitamin và khoáng chất bạn có thể dùng hoặc nên tránh.

·         Lựa chọn chăm sóc tiền sản có sẵn cho bạn.

·         Nơi bạn có thể nhận thêm thông tin và các lớp học tiền sản.

2. Khám thai lần thứ 2 : thai nhi từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày

·         Kiểm tra huyết áp.

·         Kiểm tra sự tăng trưởng của em bé.

·         Siêu âm để kiểm tra sự phát triển thể chất, tăng trưởng và bất kỳ biến chứng nào với thai kỳ của bạn.

·         Kiểm tra Double test.

3. Khám thai lần thứ 3: thai nhi từ 16 tuần đến 22 tuần

·         Kiểm tra huyết áp.

·         Đo bụng của bạn (sờ nắn bụng) để kiểm tra sự tăng trưởng của em bé

·         Kiểm tra Triple test.

4. Khám thai lần thứ 4 : thai nhi từ 22 tuần đến 28 tuần

·         Kiểm tra huyết áp.

·         Kiểm tra sự tăng trưởng của em bé.

·         Xét nghiệm dung nạp đường huyết cho bệnh tiểu đường.

·         Đánh giá độ dài cổ tử cung.

·         Tiêm phòng VAT.

·         Siêu âm hình thái thai nhi.

5. Khám thai lần thứ 5 : thai nhi từ 28 tuần đến 32 tuần

·         Kiểm tra huyết áp.

·         Kiểm tra sự tăng trưởng của em bé.

·         Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé trong bụng mẹ.

·         Thảo luận về kế hoạch sinh của bạn.

·         Xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu và nồng độ tiểu cầu trong máu. Bạn cũng có thể được kiểm tra lại bệnh giang mai, viêm gan B, viêm gan C và HIV. Nếu nhóm máu của bạn là Rh (-), có thể tiêm thuốc immunoglobulin.

·         Tiêm phòng ho gà (ho gà).

·         Tiêm phòng VAT lần 2.

·         Xét nghiệm nước tiểu, nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng huyết áp.

6. Khám thai lần thứ 6: thai nhi từ 32 - 34 tuần tuổi

·         Kiểm tra huyết áp.

·         Đo bụng của bạn (sờ bụng) để kiểm tra sự phát triển của em bé.

·         Non - stress test: Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé.

·         Xét nghiệm nước tiểu, nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng huyết áp.

7. Khám thai lần thứ 7: Thai nhi từ 34 - 36 tuần tuổi

·         Bụng của bạn (sờ nắn bụng) để kiểm tra sự tăng trưởng của em bé.

·         Kiểm tra sức khỏe của bạn như thế nào và nếu bạn có bất kỳ vấn đề.

·         Non - stress test: Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé trong bụng mẹ.

·         Xét nghiệm nước tiểu, nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng huyết áp.

·         Tăm bông âm đạo kiểm tra sự tồn tại của liên cầu khuẩn nhóm B (GBS).

·         Nếu kiểm tra kết quả nhóm máu của bạn là Rh (-), có thể tiêm thuốc immunoglobulin lần thứ hai.

8. Khám thai lần thứ 8, 9, 10: Thai nhi từ 36 - 39 tuần tuổi

·         Kiểm tra huyết áp.

·         Đo bụng của bạn (sờ nắn bụng) để kiểm tra sự tăng trưởng của em bé.

·         Non - stress test: Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé trong bụng mẹ.

·         Xét nghiệm nước tiểu, nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng huyết áp.

9. Khám thai lần thứ 11 - thai nhi từ sau 39 tuần tuổi

·         Kiểm tra huyết áp.

·         Đo bụng của bạn (sờ nắn bụng) để kiểm tra sự tăng trưởng của em bé.

·         Non - stress test: Kiểm tra nhịp tim và chuyển động của bé trong bụng mẹ.

·         Xét nghiệm nước tiểu, nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng huyết áp.

·         Kiểm tra nhịp tim của bé và lượng nước ối xung quanh thai nhi.