Chỉ số tiểu đường thai kỳ
Chỉ số tiểu đường thai kỳ là chỉ số đo
lường và phản ánh hàm lượng đường (glucose) trong máu của các thai phụ. Bệnh
được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu nồng độ
đường trong máu vượt mức giới hạn cho phép thì bệnh nhân được nghi ngờ chẩn
đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.
Đo chỉ số tiểu đường thai kỳ
Các xác định chỉ số tiểu đường thai kỳ
Trong lần khám thai đầu tiên
Các
thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết đói, HbA1C
hoặc đường huyết bất kỳ.
·
Nếu một trong các giá
trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên
> 11,1mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.
·
Nếu đường huyết lúc
đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.
·
Nếu đường huyết lúc
đói < 5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, cho thai phụ làm
nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Các
thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết đói
Vào tuần 24-28 của thai kỳ
Các
thai phụ có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm
pháp dung nạp glucose.
Cách thực hiện như sau: đầu tiên thai phụ sẽ được đo nồng độ glucose máu khi
đói. Sau đó, thai phụ được yêu cầu sử dụng một lượng glucose khoảng 75 g trong
vòng 5 phút. Tiếp theo bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1
và 2 tiếng kể từ khi uống glucose.
Nếu
glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
Thai
phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ
số dưới đây:
·
Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
·
Ở thời điểm 1 giờ ≥
10,0 mmol/L
·
Ở thời điểm 2 giờ ≥
8,5 mmol/L
Nếu
cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.
Đối tượng cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai
kỳ
Nguy
cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cao hơn nếu thai phụ có một trong những
yếu tố dưới đây:
·
Mang thai khi đã ngoài
tuổi 30;
·
Tiền sử gia đình có
người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
·
Tiền sử bản thân đã bị
tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
·
Thừa cân, béo phì
trước và trong khi mang thai.
·
Đứa con trước nặng hơn
4,1 kg.
Nếu
như mức insulin và chỉ số tiểu đường thai kỳ đều ở giới hạn an toàn thì bạn
không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn
Khác
với bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và
thường sẽ “biến mất” sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường
huyết trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể không sản sinh đủ insulin để
chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Đối với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi:
·
Mức đường huyết đo
được lúc đói vượt quá 95 mg glucose/ 100 ml máu
·
Mức đường huyết đo sau
khi ăn 1 tiếng đồng hồ vượt quá 180 mg glucose/ 100 ml máu
·
Mức đường huyết đo
được sau khi ăn 2-3 giờ vượt quá 140 mg glucose/ 100 ml máu
Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm lúc nào?
Nếu
muốn xác định chính xác, mẹ bầu phải tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vì
có rất ít dấu hiệu nhận biết bệnh này. Đó là lý do các chuyên gia sẽ tiến hành
xét nghiệm glucose cho bạn ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nguy cơ bị tiểu
đường của mẹ bầu sẽ cao hơn nhiều nếu “sở hữu” một trong những điều sau đây:
·
Có chỉ số BMI lớn hơn
hoặc bằng 30
·
Đã từng sinh bé có
trọng lượng 4,5 kg hoặc hơn
·
Đã có tiền sử bị tiểu
đường thai kỳ hoặc người thân đã từng bị
Cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ
Trong
thời kỳ mang thai, bạn cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên hơn, nhất là
khi bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh kể trên.
Kiểm tra theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ
Máy
đo đường huyết giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cho mẹ bầu ngay tại nhà
Tùy từng trường hợp, thời điểm đo đường huyết của mỗi người có thể sẽ khác nhau
đôi chút. Thông thường, bạn nên thử đường huyết lúc đói (trước các bữa ăn), sau
bữa ăn từ 1 – 2 giờ, trước khi ngủ và bất cứ lúc nào cảm thấy mệt hoặc có biểu
hiện của hạ đường huyết. Thai phụ có thể tham vấn với bác sỹ chuyên khoa để có
những hướng dẫn cụ thể.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm sẽ xảy ra
các trường hợp sau:
Đối với thai nhi
·
Bé được sinh ra dễ bị
thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh về đường huyết hơn các
bé bình thường;
·
Bé bị tụt canxi sau
khi chào đời;
·
Nguy cơ dị tật thai
nhi.
Đối với mẹ
·
Nguy cơ chấn thương
vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá to;
·
Tỷ lệ tiền sản giật
cao gấp 4 lần người bình thường;
·
Khả năng phải sinh non
và sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to;
·
Sẩy thai, thai chết
lưu;
·
Băng huyết sau sinh.
Những
hậu quả kể trên là vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Chính vì vậy, bạn hãy
học cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ ngay từ bây giờ để tránh những điều đáng
tiếc xảy ra.
Xử trí khi bị tiểu đường thai kỳ
Kiểm
tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Điều này giúp mẹ bầu
dễ dàng theo dõi những biến động và chủ động phòng ngừa để kiểm soát lượng
đường trong máu.
Uống
thuốc theo hướng dẫn: Trong một số trường hợp, bac sĩ sẽ cho bạn thuốc để điều
chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Không nên tự ý mua thuốc điều trị tự ý thay
đổi loại thuốc. Vì một số loại thuốc tiểu đường có thể không an toàn với phụ nữ
mang thai.
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai
Khi
quyết định có em bé, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Thừa cân
không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, nhưng đây là yếu tố nguy
cơ hàng đầu của căn bệnh này.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Một
chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Cải
thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày bầu bí mệt mỏi. Hãy cố gắng cân
bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để chỉ số đường huyết không tăng
quá cao sau khi ăn.
Tăng cường vận động hợp lý
Vận
động là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Hãy trao đổi với
bác sĩ sản khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất đối với sức khỏe
của từng người. Nếu có thể, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể
dục phù hợp như đi bộ hoặc bơi lội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét