Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT - Illumina

Gói 2: NIPT - Illumina cao cấp
Phát hiện các hội chứng:
- Hội chứng Down (Trisomy 21)
- Hội chứng Patau (Trisomy 13)
- Hội chứng Edwards (Trisomy 18)
- Hội chứng Turner (XO)
- Hội chứng Klinefelter (XXY)
- Hội chứng 3X (Trisomy X)
- Hội chứng Jacobs (XYY)
- Phát hiện bất thường số lượng tất cả các
NST còn lại
Áp dụng với thai đơn
Thai đôi chỉ áp dụng với hội chứng 13, 18, 21

Gói 3: NIPT - Illumina VIP 
Phát hiện các hội chứng:
- Hội chứng Down (Trisomy 21) 
- Hội chứng Patau (Trisomy 13) 
- Hội chứng Edwards (Trisomy 18)
- Hội chứng Turner (XO)
- Hội chứng Klinefelter (XXY)
- Hội chứng 3X (Trisomy X) 
- Hội chứng Jacobs (XYY) 
- Phát hiện bất thường số lượng tất cả các NST còn lại 
- Hội chứng DiGeorge (Mất đoạn 22q11.2)
- Hội chứng Angelman/Prader-Willi (Mất đoạn 15q11)
- Hội chứng mất đoạn 1p36 (Mất đoạn 1p36)
- Hội chứng 4p-Wolf-Hirschhorn (Mất đoạn 4p) 
- Hội chứng Cri-du-chat (Mất đoạn 5p)
Áp dụng với thai đơn

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

MỪNG KHAI TRƯƠNG

              PHÒNG KHÁM


                   SẢN PHỤ KHOA


BÁC SỸ THÚY LAN  

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG TP.HCM

Trong tuần lễ khai trương từ 24/03/2019 đến hết 31/03/2019. 

Khách hàng sẽ được phòng khám MIỄN PHÍ 100% chi 

phí khám bệnh, GIẢM ĐẾN 50% phí cận lâm sàng.

  Giờ làm việc:  8h đến 21h các ngày T7, Chủ nhật
                           17h-21h00 Các ngày từ T2-T6.

Thông tin chi tiết liên hệ:
Hotline: 0946264488 – Zalo: 0946264488
Địa Chỉ: 29/20B Trần Thái Tông, P.15, Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh



Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

Sự phát triển của thai nhi Thai 12 tuần và những biến đổi kỳ diệu

Sự phát triển của thai nhi: Thai 12 tuần và những biến đổi kỳ diệu


Thai 12 tuần đã có kích thước cơ thể tương ứng với phần đầu. Đây là tuần đánh dấu những bước phát triển quan trọng của bé. Đồng thời, mẹ cũng đang bước sang tam cá nguyệt thứ hai với nguồn năng lượng dồi dào hơn

Thai nhi 12 tuần có gì mới?

Thai nhi 12 tuần tuổi có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3cm, cân nặng khoảng 28gr. Bây giờ bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.
Bước phát triển đáng chú ý nhất của thai 12 tuần, đó là các phản xạ. Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co và  duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt, và miệng của bé đã có phản xạ mút. Trong thực tế, nếu bạn gõ hay chọc nhẹ vào bụng, bé sẽ vặn vẹo thân mình để phản ứng lại, tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để bạn có thể cảm nhận được những cử động thai này.
Ruột của bé trước đây nối trực tiếp vào dây rốn và phát triển cực kỳ nhanh chóng bên ngoài cơ thể nay đã gấp lại gọn gàng và di chuyển dần vào khoang bụng trong tuần này. Cũng trong lúc này, thận của bé sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.
Ở thai 12 tuần, các tế bào thần kinh nhân lên nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành như vũ bão trong não của bé. Giai đoạn tuần 12 đến tuần thứ 18 được xem là khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển bộ não của thai nhi. Khuôn mặt bé không còn giữ lại dáng dấp người ngoài hành tinh trong những bộ phim kinh điển mà đã giống với người bình thường, khi đôi mắt đã chuyển từ hai bên ra mặt trước của đầu, và đôi tai cũng đã ở vào đúng vị trí. Ngoài ra, cổ của bé cũng đã hình thành rõ rệt hơn, khiến phần đầu và thân mình trông không còn có vẻ như dính liền vào nhau nữa.
Lúc này, nhịp tim thai cao gấp đôi so với người trưởng thành và bạn có thể nghe rất rõ những nhịp đập ổn định, mạnh mẽ này trong những lần siêu âm thai.
Nhịp tim thai và những sự thật thú vị
Nhịp tim thai và những sự thật thú vịTim thai được hình thành từ rất sớm và thực hiện các nhiệm vụ nặng nề không kém tim của người lớn. Trong suốt thai kỳ, nhịp tim thai còn là một trong những dấu hiệu cho biết mầm sống lớn lên từng ngày trong cơ thể mẹ có khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không
Nhìn chung, hầu hết những cơ quan quan trọng của bé đều đã có mặt và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình.
Tuần thứ 11 đến 14 cũng là cơ hội duy nhất để tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy. Đây là một buổi kiểm tra siêu âm quan trọng trong thai kỳ, giúp đánh giá chính xác nguy cơ bị mắc hội chứng Down ở thai nhi.
Thai 12 tuần tuổi: Hình ảnh, cân nặng, chiều cao
Hình ảnh thai nhi 12 tuần tuổi: Nặng khoảng 28 gram, thai 12 tuần có kích thước tương tự một trái mận nhỏ

Mang thai 12 tuần, mẹ thay đổi ra sao?

Đây là tuần cuối trong 3 tháng đầu thai kỳ và nguy cơ sẩy thai đã thấp hơn rất nhiều so với lúc đầu. Tuần này, nồng độ hormone trong cơ thể bạn sẽ thay đổi. Do đó, bạn có thể cảm thấy mình như thể bị chai lỳ cảm xúc. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này lại mang đến tác dụng tốt cho bạn: những triệu chứng thai nghén khó chịu đã giảm bớt.
Cơ thể bạn có thể đã đầy đặn hơn thấy rõ và đã đến lúc để sắm một loạt quần áo lớn hơn. Đặc biệt, nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai, phần bụng chắc chắn sẽ to hơn rất nhiều và cần quần áo rộng rãi.
Đây cũng là tuần mà nhiều bà bầu cảm nhận được những lần ợ nóng khó chịu đầu tiên trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone, nội tiết tố này gây thả lỏng các vách ngăn giữa dạ dày và thực quản, khiến axit trong dạ dày trào ra ngoài ống dẫn thức ăn, gây cảm giác bỏng rát khó chịu.
Bà bầu bị ợ nóng nên tránh món gì?
Bà bầu bị ợ nóng nên tránh món gì?Hoóc-môn thai kỳ là thủ phạm chính làm mẹ bầu bị chứng ợ nóng khó chịu. Tuy nhiên, mẹ có biết chính thói quen ăn uống sai của mình mới là nguyên nhân làm tình trạng ợ nóng khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn?
Khi mang thai tuần 12, bạn cũng có thể nhận thấy huyết trắng tiết ra nhiều và lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra. Kỳ thật, nhiều huyết trắng là điều hết sức bình thường khi mang thai. Chỉ khi huyết trắng có màu bất thường, có mùi hôi thì bạn mới cần được bác sỹ thăm khám.
Tuần tiếp theo sẽ bắt đầu giai đoạn giữa của thai kỳ, thời gian tương đối dễ chịu với tình trạng ốm nghén và mệt mỏi ở đầu thai kỳ. Nhiều cặp vợ chồng nhận thấy sự ham muốn tình dục tăng rõ rệt trong thời gian này. Còn nhiều tháng trước khi đến ngày sinh, nhưng cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non, chất lỏng giàu dinh dưỡng để nuôi dưỡng bé trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh trước khi sữa bắt đầu chảy.

Bố mẹ nên làm gì khi thai 12 tuần? 

Gợi ý 1: Chia sẻ quan điểm làm cha mẹ với bạn đời
Bạn hãy thử bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách viết ra danh sách những điều mong muốn cả hai luôn làm hoặc không bao giờ làm. Tương tự, chồng bạn cũng đưa ra một danh sách. Sau đó cả hai có thể cùng xem và quyết định sẽ giữ lại hành động nào và thay đổi gì trong cách nuôi dạy con trẻ.
Gợi ý 2: Chuẩn bị một khoản ngân sách cho con
Hãy cùng ngồi lại để xem qua những khoản chi mới phát sinh: Quần áo mới, tã, thức ăn, đồ chơi và các đồ dùng khác. Hãy xem bạn có thể cắt giảm khoản chi nào để dự phòng cho nhu cầu của bé con. Với những bước này, bạn đã có thể bắt đầu để dành cho con rồi đấy.

3 xét nghiệm chẩn đoán khi mang thai cần nhớ

3 xét nghiệm chẩn đoán khi mang thai cần nhớ

Bên cạnh các xét nghiệm thông thường như xét nghiệm máu, đo đường huyết trong những lần khám thai, chị em bầu còn có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán nhằm kiểm tra các dấu hiệu của rối loạn nhiễm sắc thể gây nên hội chứng Down cùng nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Dưới đây là 3 xét nghiệm chẩn đoán phổ biến khi mang thai mà mẹ bầu nên biết.

Chọc ối

Mục đích của thủ thuật chọc ối là gì? Thủ thuật này thường được sử dụng để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh và một số bệnh nhiễm trùng bào thai.
Trường hợp nào cần thực hiện thủ thuật chọc ối? Bác sĩ có thể đề nghị thai phụ thực hiện chọc ối nếu trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó.
Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc ối? Thông thường, việc chọc ối được thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 15 đến tuần thai thứ 20.
Cách tiến hành thủ thuật chọc ối? Các bác sĩ sẽ trích xuất một lượng nước ối qua màng bụng và tử cung trong quá trình siêu âm bằng một cây kim rất mỏng. Bạn có thể cảm thấy hơi đau và căng tức ở điểm tiếp xúc. Những tế bào nước ối này được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để phân tích. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.
Rủi ro có thể gặp phải? Thai nhi có thể gặp tai nạn thương tích gây ra bởi kim tiêm nhưng khả năng này là rất thấp. Một rủi ro khác khiến nhiều mẹ bầu lo ngại khi phải thực hiện thủ thuật chọc ối là nguy cơ sảy thai 0,5%.
Ngoài ra, loại xét nghiệm khi mang thai này còn có nguy cơ nhiễm trùng tử cung và rò rỉ nước ối.
Xét nghiệm khi mang thai
Các xét nghiệm khi mang thai chẩn đoán có thể được chỉ định nếu siêu âm thai có dấu hiệu bất thường

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)

Mục đích của việc lấy mẫu lông nhung màng đệm là gì? Xét nghiệm khi mang thai này cũng nhằm phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down và các rối loạn di truyền. Ưu điểm của xét nghiệm này so với thủ thuật chọc ối là có thể được thực hiện ở những tuần thai sớm hơn, do đó, các bậc cha mẹ sẽ được tư vấn và có thể ra quyết định từ sớm.
Trường hợp nào cần thực hiện lấy mẫu lông nhung màng đệm? Tương tự với thủ thuật chọc ối, những thai phụ trên 35 tuổi, từng sinh con mang dị tật bẩm sinh, tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn di truyền hoặc có kết quả bất thường với các xét nghiệm sàng lọc trước đó có thể được đề nghị thực hiện xét nghiệm CVS.
Thời điểm nào để thực hiện xét nghiệm? Thông thường xét nghiệm này được thực hiện khi thai được 10 đến 12 tuần.
Cách tiến hành xét nghiệm? Một kim tiêm được sử dụng để trích lấy một phần nhỏ mô nhau thai trong quá trình siêu âm. Các tế bào mô nhau thai này sẽ được phân tích để phát hiện dị tật bẩm sinh dựa trên cơ sở thai nhi phát triển từ nhau thai, do đó tế bào mô sẽ có các nhiễm sắc thể tương đồng với thai nhi. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 1-2 tuần.
Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ sảy thai trong xét nghiệm này là 1%. Ngoài ra còn có nguy cơ lây nhiễm và thúc đẩy các dị tật bẩm sinh phát triển nếu xét nghiệm được thực hiện quá sớm trong thai kỳ.

Chọc dây rốn (FBS)

Mục đích của thủ thuật chọc dây rốn là gì? Thông thường, thủ thuật chọc dây rốn, còn gọi là chọc lấy máu thai, được thực hiện để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, rối loạn di truyền, các vấn đề về nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, dấu hiệu của bệnh thiếu máu hoặc giảm tiểu cầu sơ sinh.
Ưu điểm chính của xét nghiệm khi mang thai này là có thể được thực hiện một cách nhanh chóng để can thiệp sớm nếu thấy tình trạng bất thường.
Trường hợp nào cần thực hiện chọc dây rốn? Nếu thai phụ có kết quả bất thường trong các xét nghiệm sàng lọc trước đó, trong quá trình siêu âm thai hoặc đã từng tiếp xúc với bệnh truyền nhiểm ngay trước và trong khi mang thai, có khả năng bác sĩ sẽ chỉ định việc chọc dây rốn.
Thời điểm nào để thực hiện thủ thuật chọc dây rốn? Thủ thuật này thường được thực hiện trong khoảng thời gian 18 đến 23 tuần của thai kỳ.
Các tiến hành thủ thuật chọc dây rốn? Một kim nhỏ được đưa vào qua màng bụng và tử cung của thai phụ để lấy máu thai nhi qua đường dây rốn trong quá trình siêu âm. Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ khi tiến hành thủ thuật chọc dây rốn.
Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 3-5 ngày.
Rủi ro có thể gặp phải? Tỷ lệ gây ra sảy thai của thủ thuật này là 1% – 1,5%.

Thai 12 tuần cần những xét nghiệm gì?

Thai 12 tuần cần những xét nghiệm gì?

Ngoài đo huyết áp, siêu âm và thử máu - những "thủ tục" không thể thiếu ở các buổi khám thai, mẹ mang thai 12 tuần cần những xét nghiệm gì khác nữa? Cùng MarryBaby tìm hiểu thử nhé!
Nội dung bài viết
Không chỉ giúp mẹ bầu hiểu rõ về sức khỏe hiện tại của mình và sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi, các xét nghiệm ở giai đoạn này còn giúp chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down. Còn điều gì mẹ bầu cần biết? Thai 12 tuần cần những xét nghiệm gì? Cùng MarryBaby “điểm danh” thử mẹ nhé!
Thai 12 tuần cần những xét nghiệm gì
Thai 12 tuần cần những xét nghiệm gì là thắc mắc chung của rất nhiều bà bầu

1. Siêu âm thai 2D

Hầu hết các chuyên gia đều khuyến khích bà bầu đến kiểm tra ngay khi biết mình mang thai. Thông thường, bác sĩ sẽ căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt để xác định tuổi thai. Tuy nhiên, với những mẹ bầu có kinh nguyệt thất thường, siêu âm thai sẽ cho kết quả chính xác hơn. Đặc biệt, dựa trên kết quả siêu âm thai tuần 12, việc tính tuổi thai sẽ cho kết quả cực chính xác. Nhờ đó, việc tính ngày dự sinh cũng đúng hơn hẳn.
Ngoài ra, siêu âm trong giai đoạn này cũng cho biết chính xác bạn đang mang thai đơn hay thai đôi.

2. Đo độ mờ da gáy

Từ tuần thai 13-14 trở đi, chất dịch dư thừa ở vùng gáy thai nhi sẽ được hệ thống bạch huyết hấp thụ hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm sớm hơn, ở tuần thai 11, em bé trong bụng mẹ lại còn quá nhỏ để cho kết quả chính xác. Vì vậy, tuần thai 12 là cơ hội duy nhất để bác sĩ tiến hành đo độ mờ da gáy, chẩn đoán nguy cơ xuất hiện nhiễm sắc thể bất thường.
Nếu kết quả độ mờ da gáy nằm trong ngưỡng bình thường, bà bầu không cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác. Tuy nhiên, nếu nằm trong nhóm “nguy cơ”, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm 1 số xét nghiệm khác. Theo các chuyên gia, siêu âm độ mờ da gáy sẽ cho kết quả chính xác hơn nếu kết hợp với xét nghiệm máu: Đo nồng độ beta-hCG tự do và một protein PAPP-A. Tỷ lệ phát hiện hội chứng Down khi tiến hành kiểm tra kết hợp này có thể lên đến 90%.
Mẹ bầu xét nghiệm sàng lọc trước sinh từ tuần thứ mấy, ở đâu?
Mẹ bầu xét nghiệm sàng lọc trước sinh từ tuần thứ mấy, ở đâu?Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường được thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các mẹ bầu đều cần xét nghiệm này.

3. Xét nghiệm Double test

Xét nghiệm Double test là một trong những xét nghiệm sàng lọc trước sinh có độ an toàn tin cậy khá cao. Double test giúp tầm soát nguy cơ phát triển hội chứng Down, Edward hoặc Patau. Xét nghiệm Double test chỉ cần lấy mẫu máu mẹ bầu, rất đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Ngoài Double test, bà bầu có thể cần thực hiện thêm Triple test trong giai đoạn từ tuần 14-22 của thai kỳ. Xét nghiệm Triple test có thể phát hiện nguy cơ dị tật ống thần kinh hoặc trường hợp thai không não.
Tiến hành xét nghiệm đúng lúc, kết hợp xét nghiệm máu và siêu âm có thể cho kết quả chính xác gần 90% các trường hợp Down, Edwards và dị tật ống thần kinh.

4. Xét nghiệm máu

Đây là xét nghiệm bắt buộc với hầu hết các mẹ bầu. Xét nghiệm máu giúp các chuyên gia có thể kiểm tra chỉ số hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu. Chỉ số hemoglobin hoặc hematacrit thấp đồng nghĩa với mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt cao, dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị bạn uống thuốc sắt bổ sung.
Bổ sung sắt cho bà bầu: Cẩn thận vẫn hơn!
Bổ sung sắt cho bà bầu: Cẩn thận vẫn hơn!Khác với thời son rỗi, bổ sung sắt cho bà bầu cần tuân thủ một số quy tắc nhất định. Vì ngoài sức khỏe của bầu, sự phát triển của thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều
Xét nghiệm máu cũng giúp xác định nhóm máu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Đặc biệt, những mẹ bầu có nhóm máu Rh- cần đặc biệt lưu ý, cần tiêm phòng Globulin miễn dịch Rh ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.
Ngoài ra, xét nghiệm máu khi mang thai cũng cho biết chính xác liệu bà bầu có mắc bệnh AIDS, giang mai, herpes, viêm gan B , C hoặc bị nhiễm CMV (Cytomegalo virus), loại vi-rút truyền từ người sang người, có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh.

5. Xét nghiệm nước tiểu

Giống xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng là xét nghiệm bắt buộc trước khi sinh. Nếu nước tiểu của bà bầu có dư lượng glucose cao, bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu lượng dư đạm cao, đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một vấn đề bất thường khác.
Với những bà bầu thường xuyên nôn ói và có tình trạng sút cân, bạn có thể đề nghị bác sĩ kiểm tra chỉ số ketone trong nước tiểu. Nếu chỉ số này cao, bà bầu có thể được chỉ định truyền dịch và điều trị.
Ngoài thai 12 tuần cần những xét nghiệm gì, bà bầu cũng nên tìm hiểu thêm những xét nghiệm cần thiết ở tuần thai 21-24 và tuần thai 30-32, những cột mốc khám thai cực quan trọng không thể bỏ qua.

Đừng bỏ qua xét nghiệm Double test nếu muốn sinh con khỏe mạnh

Đừng bỏ qua xét nghiệm Double test nếu muốn sinh con khỏe mạnh17/01/2018 8:00
Xét nghiệm Double test là gì?
xét nghiệm double test 1
Ý nghĩa của xét nghiệm Double test
Double test có thực sự cần thiết?
  • Mang thai trên 35 tuổi
  • Từng bị sẩy thai hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân
  • Từng mang thai hoặc sinh con mang dị tật di truyền
  • Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh
  • Người bị đái tháo đường
  • Bà bầu bị nhiễm virus
Đo độ cần thiết của các xét nghiệm khi mang thaiĐo độ cần thiết của các xét nghiệm khi mang thaiKết quả siêu âm thai có quan trọng với xét nghiệm Double test?
  • Chiều dài đầu mông (CRL)
  • Khoảng sáng sau gáy hay độ mờ da gáy (NT)
xét nghiệm double test 2
Xét nghiệm double test có cần nhịn ăn?
Xét nghiệm Double test nguy cơ thấp
Làm xét nghiệm double test hết bao nhiêu tiền?
Bệnh viện uy tín thực hiện xét nghiệm double test
  • Bệnh viện phụ sản Hà Nội, phụ sản  Trung Ương
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Bệnh viện Từ Dũ
Cùng với triple test thì xét nghiệm double test là xét nghiệm tầm soát quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đừng vì tiếc tiền hay bất kỳ lý do nào đó mà không thực hiện để rồi sinh con ra hối hận đã quá muộn.
Nội dung bài viết
Mẹ nào cũng mong con sinh ra khỏe mạnh, thông minh. Có nhiều cách để thực hiện ước mơ rất đỗi thiết thực này, trong đó bước đầu tiên chính là nên làm xét nghiệm Double test trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Double test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm Hóa sinh như định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ và đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau ở quý 1 của thai kỳ. Thời điểm thực hiện xét nghiệm này là trong tam cá nguyệt thứ nhất (từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày).
Thông qua xét nghiệm Double test bác sĩ sẽ đáng giá được nguy cơ dị tật của thai nhi
Xét nghiệm Double test nhằm định lượng β-hCG tự do (một glycoprotein được sản xuất bởi bào thai) và PAPP-A (hormone estriol dạng tự do) trong máu thai phụ.
Khi mang thai 3 tháng đầu, thực hiện xét nghiệm Double test sẽ giúp tìm ra nguy cơ của 3 nhóm dị tật thai nhi: Hội chứng Down, tam nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) hay 18 (Trisomy 18). Double test thực hiện bằng cách lấy máu mẹ, từ đó có được chỉ số cần xét nghiệm kết hợp với chỉ số mờ da gáy khi siêu âm để tính ra nguy cơ bệnh của thai.
Với xét nghiệm Double test tốt nhất nên thực hiện ở tuần thai thứ 12. Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm Double test và Triple test. Đặc biệt, với những mẹ mang thai trong nhóm nguy cơ cao càng phải nên làm:
Y học ngày càng phát triển, các xét nghiệm khi mang thai cũng ngày càng mở rộng hơn. Tất cả những mối nguy có thể xảy ra cho mẹ bầu và thai nhi sẽ nhanh chóng được phát hiện qua những cuộc kiểm tra hiện đại. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng thực hiện bằng hết các xét nghiệm này. Vậy khi nào...
Không chỉ aquan trọng mà rất quan trọng, đặc biệt là khi làm xét nghiệm ở tuần thai thứ 12. Thông tin đo được từ siêu mâm phải xác định chính xác các chỉ số:
Nhờ những chỉ số này, kết hợp với kết quả xét nghiệm máu của mẹ, các bác sĩ sẽ đủ căn cứ để đưa ra kết luận chẩn đoán.
Kết quả siêu âm độ mờ da gáy chính xác góp phần giúp xét nghiệm có kết quả tốt
Ngoại trừ xét máu thông thường thì các xét nghiệm như Double test đều không cần nhịn ăn. Xét nghiệm này cũng không ảnh hưởng tới thai nhi.
Sau khi thực hiện xét nghiệm, bao lâu sẽ có kết quả? Thông thường, khi tiến hành làm xét nghiệm này tại các cơ sở y tế thì trong vòng khoảng 3-7 ngày sẽ có kết quả trả và dựa vào đây bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu cần làm gì trong thời gian tới.
Có hai kết quả sau khi xét nghiệm sẽ được dự đóa: Double test nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Nếu kết quả cho thấy Mmức độ β- hCG tự do tăng đáng kể, mức độ PAPP-A có xu hướng giảm và độ dày da gáy tăng thì đó là thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh Down.
Còn nếu như kết quả cho thấy độ mờ da gáy < 3 mm, thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Nếu thai có độ mờ da gáy dày là 3,5- 4,4 mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; Nếu thai có độ mờ da gáy dày là ≥ 6,5 mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.
Chi phí xét nghiệm Double Test bao nhiêu tuỳ thuộc vào việc các mẹ thực hiện khám thai định kỳ ở bệnh viện hay phòng khám tư nhân mà có giá tiền dao động khác nhau. Mức giá xét nghiệm Double Test cho mẹ tham khảo là dao dộng từ 400.000 đồng – 1.000.000 đồng.
Hiện có rất nhiều bệnh viện tư và công uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm sàng lọc trước sinh. mẹ có thể tham khảo thông tin tại:
Các bệnh viện này đều làm việc vào giờ hành chính, mẹ nên cân nhắc để sắp xếp công việc để khám đúng giờ. Nếu muốn làm vào chủ nhật chỉ có thể làm ở bệnh viện tư.