Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Một đứa trẻ thiên tài có những đặc điểm như thế nào? 

Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao từ khi mới sinh đến khi 10 tuổi cha mẹ rất nên chú ý.


  • Trẻ sơ sinh - Nặng cân
Thông thường các bà mẹ luôn hy vọng và rất vui mừng khi sinh con ra nặng cân, vì trẻ càng nặng thì khả năng trí thông minh của trẻ càng lớn. 
Nếu thấy con mình có những dấu hiệu này xin chúc mừng cha mẹ, điều này chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ cao - Ảnh 1.
Trẻ sơ sinh được sinh ra nặng cân là biểu hiện đầu tiên của việc có IQ cao (Ảnh minh họa).
Một nghiên cứu của Tạp chí Y khoa ở Anh với hơn 3000 trẻ sơ sinh thì những trẻ sinh ra với cân nặng lớn hơn có chỉ số IQ cao hơn một chút. Người ta cũng chỉ ra rằng, trong thực tế thì những đứa trẻ nặng hơn đều được nuôi dưỡng tốt hơn.
1-2 tuổi - Có thể nghe nhiều ngôn ngữ
Theo một báo cáo trên tạp chí khoa học Child Development của Anh thì mẹo để kích thích sự phát triển trí não ở trẻ là nói chuyện với trẻ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những em bé được sinh ra bởi các bậc cha mẹ sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ thì có thể thực hiện các bài kiểm tra IQ tốt hơn. Vì vậy, các bậc cha mẹ và những người sắp trở thành cha mẹ hãy tìm hiểu và sử dụng nhiều hơn tiếng nước ngoài.
3 tuổi - Cao hơn những đứa trẻ khác
Nếu thấy con mình có những dấu hiệu này xin chúc mừng cha mẹ, điều này chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ cao - Ảnh 2.
Trẻ em có chiều cao vượt trội hơn những bạn bè đồng trang lứa thì có IQ cao hơn (Ảnh minh họa).
Để có khả năng đạt được những kết quả khác biệt, trẻ em cần có một chiều cao đáng ngưỡng mộ. Những trẻ em cao hơn thì có nhiều khả năng tham gia vào nhiều hoạt động và thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.
4 tuổi - Có khả năng sáng tạo
Những đứa trẻ có khả năng sáng tạo để vẽ lại những thứ xung quanh mình ở tuổi này thì có nhiều khả năng thông minh hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Các nhà nghiên cứu tại King's College London (Anh) đã nghiên cứu 15.000 bức ảnh được vẽ bởi những đứa trẻ bốn tuổi và thấy rằng trẻ có khả năng sớm về nghệ thuật có nhiều khả năng làm tốt hơn trong các bài kiểm tra IQ sau này.
Nếu thấy con mình có những dấu hiệu này xin chúc mừng cha mẹ, điều này chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ cao - Ảnh 3.
Trẻ phát triển đam mê nghệ thuật sớm thì có khả năng làm tốt trong các bài kiểm tra IQ (Ảnh minh họa).
5 tuổi - Bắt đầu nói dối
Nói dối có thể là một biểu hiện tốt ở trẻ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em nói dối ở độ tuổi sớm có nhiều khả năng làm được nhiều việc trong cuộc sống sau này.
Một nghiên cứu ở Canada dành cho 1.200 trẻ từ 2 đến 17 tuổi cho thấy rằng những đứa trẻ có biểu hiện nói dối sớm thì thông minh hơn. Các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Trẻ em tại Đại học Toronto (Canada) nói rằng điều này là do các quá trình phức tạp liên quan đến việc gợi lên một câu chuyện không có thật và là một thông báo tốt về chỉ số IQ của trẻ.
6 tuổi - Chơi được nhạc cụ
Nếu thấy con mình có những dấu hiệu này xin chúc mừng cha mẹ, điều này chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ cao - Ảnh 4.
Việc chơi tốt được nhạc cụ khi còn nhỏ thì giúp tăng cường trí thông minh và cảm xúc cho trẻ (Ảnh minh họa).
Việc chơi nhạc cụ giúp tăng cường trí thông minh về cảm xúc của trẻ ở độ tuổi này. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Vermont (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu não của 232 trẻ em khỏe mạnh từ 6-12 tuổi, họ đã phát hiện rằng những trẻ chơi được nhạc cụ thì có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt hơn rất nhiều.
7 tuổi - Khả năng đọc vượt trội
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng biết đọc sớm là biểu hiện của trí thông minh vượt trội. Theo một nghiên cứu chung của Đại học Edinburgh và King's College London (Anh) vào năm 2014, ở tuổi thứ 7 những trẻ em có thể đọc được suôn sẻ những cuốn tiểu thuyết thì thực hiện tốt các bài kiểm tra IQ như thanh thiếu niên.
Nếu thấy con mình có những dấu hiệu này xin chúc mừng cha mẹ, điều này chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ cao - Ảnh 5.
Trẻ em có khả năng đọc suôn sẻ có thể thực hiện tốt bài kiểm tra IQ như thanh thiếu niên (Ảnh minh họa).
8 tuổi - Có khả năng thức khuya
Theo như nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế London thì người thông minh có nhiều khả năng thức khuya hơn bình thường và nó thường xuất hiện sớm kể cả khi còn nhỏ. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, những trẻ em thông minh thì có khả năng thức đêm nhiều hơn khi trưởng thành và có thể đi ngủ trễ cả trong tuần lẫn cuối tuần.
9 tuổi - Ăn sáng lành mạnh
Nếu thấy con mình có những dấu hiệu này xin chúc mừng cha mẹ, điều này chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ cao - Ảnh 6.
Trẻ ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng có cơ hội đạt được điểm số cao hơn ở trường (Ảnh minh họa).
Nếu như con bạn có khả năng ăn sáng đầy đủ thì cơ hội để đạt được điểm số trên mức trung bình ở các bài kiểm tra khi đi học tăng gấp đôi. Theo một nghiên cứu của Đại học Cardiff (Anh) cho 5.000 học sinh từ 9 đến 11 tuổi thì bữa sáng được đánh giá cao dành cho các học sinh ở độ tuổi này là ngũ cốc, bánh mì và sữa.
10 tuổi - Thích chơi cờ
Khi được 10 tuổi, những đứa trẻ yêu thích chơi cờ có các chỉ số thông minh cao hơn. Những quy tắc trong trò chơi được trẻ yêu thích và nắm rõ là biểu hiện của sự thông minh và có sự thu hút hơn những trò chơi thông thường.
Nguồn: The Sun

Giá trị của siêu âm trong thai kỳ

Giá trị của siêu âm trong thai kỳ   

  Siêu âm đã được sử dụng an toàn cho bà mẹ trong khoảng 30 năm qua, mặc dù chúng cũng có một vài nguy cơ nhưng không đáng kể, và chỉ xảy ra khi phơi nhiễm với sóng siêu âm ở tần số cao và lâu ở một vị trí. Trong quá trình mang thai, thông thường một sản phụ có thể siêu âm 1-3 lần là đủ, tuy nhiên có nhiều sản phụ siêu âm tới hàng chục lần, và đó là sự lạm dụng siêu âm.


Trong 3 tháng đầu, siêu âm có thể được sử dụng để: 

  • Xác định số lượng phôi thai, và các túi thai chứa phôi
  • Vị trí của túi thai và phôi thai
  • Tuổi thai và các kích thước thai nghén
  • Hoạt động của tim thai
  • Các dấu hiệu của dọa sảy thai, các nguy cơ sớm
  • Tử cung, vòi trứng và buồng trứng
  • Tầm soát sớm độ dày da gáy thai nhi


Trong 3 tháng giữa và 3 tháng sau của thai nghén, siêu âm được sử dụng để: 

  • Xác định tuổi thai và trọng lượng thai, thăm dò sự phát triển của thai thông qua các thông số kích thước
  • Hoạt động của thai, bài tiết, , hoạt động của tim thai
  • Cấu trúc giải phẫu, các cơ quan vận động, các tạng, bao gồm não, tủy sống, dạ dày, thận, bàng quang, và các buồng tim
  • Đánh giá các chức năng tuần hoàn thông qua Doppler
  • Vị trí bánh rau và chất lượng tuần hoàn bánh rau
  • Lượng nước ối
  • Ngôi thai, vị trí của thai
  • Hướng dẫn cho các kỹ thuật thăm dò khác như chọc dò nước ối hay sinh thiết gai rau.
Cho đến nay, siêu âm là một công cụ hữu hiệu giúp ích cho nhà sản khoa. Tuy nhiên, chất lượng siêu âm phụ thuộc vào máy móc và kinh nghiệm của người thực hiện. Kỹ thuật siêu âm cũng có những sai số nhất định. Khoảng ít nhất 1/3 các bất thường cấu trúc không phát hiện được trên siêu âm. Và hình ảnh siêu âm không phải luôn luôn là phương tiện xác định cuối cùng về bệnh lý của thai hoặc trong việc đưa ra quyết định.


Tầm Soát Dị Tật Thai Nhi

Xét nghiệm máu mẹ tầm soát khuyết tật
Babywash: Xét nghiệm sàng lọc máu mẹ để xác định những thai nghén có nguy cơ cao hơn mức nguy cơ bình thường cho một số khuyết tật bẩm sinh, bao gồm hội chứng Đao, các khuyết tật nhiễm sắc thể khác hay dị tật ống thần kinh có ảnh hưởng đến não và tủy sống. Trên thế giới hiện nay, tại rất nhiều quốc gia đã khuyến cáo các bà mẹ ở bất kỳ lứa tuổi nào đều cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc cho các bệnh lý này. Tại Việt nam, các xét nghiệm này đã có tại các bệnh viện Sản phụ khoa, tuy nhiên chưa thực sự phổ biến tại mọi tỉnh.


KHÁI NIỆM CHUNG VÀ CÁC CHỈ ĐỊNH 
Có 2 loại xét nghiệm: 1) xét nghiệm sàng lọc là những xét nghiệm nhằm mục đích phát hiện các trường hợp có nguy cơ cao cho khuyết tật bẩm sinh nhưng không chẩn đoán chắc chắn về các khuyết tật này. Các xét nghiệm sàng lọc là không xâm nhập, an toàn và không có ảnh hưởng gì với mẹ cũng như thai nhi. 2) Xét nghiệm chẩn đoán là các xét nghiệm có độ chính xác cao nhằm đẻ xác định chẩn đoán hay loại trừ. Các xét nghiệm này là xâm nhập, và có thể có những nguy cơ chút ít đến mẹ và thai.
 
Cho đến gần đây, tại nhiều quốc gia, chỉ có những phụ nữ trên 35 tuổi được coi là có nguy cơ cao mang thai có khuyết tật mới được đề nghị thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hơn là xét nghiệm sàng lọc. Lý do là bởi vì phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ cao hơn về các khuyết tật liên quan đến nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, với những phụ nữ trên 35 tuổi không đồng ý các xét nghiệm chẩn đoán vẫn có thể được thực hiện các xét nghiệm mang tính sàng lọc.
 
 XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC MÁU MẸ QUÝ ĐẦU
 
Một số cơ sở khuyến nghị sàng lọc máu mẹ có thể thực hiện sớm trong quý đầu thai nghén để phát hiện nguy cơ của hội chứng Đao, hội chứng Edward hay dị tật tim. Các xét nghiệm được thực hiện vào khoảng tuần 11 đến 13 sau ngày đầu của kinh cuối cùng.
 
Trong quý đầu, hai xét nghiệm máu được sử dụng để đo lường beta hCG tự do và Protein A liên quan đến thai nghén (PAPP-A). Đối với hội chứng Đao, mức PAPP-A trong huyết thanh có xu hướng giảm và beta hCG tự do có xu hướng tăng.
 
Sản phụ cũng đồng thời được đo lường độ dày da gáy. Độ dày da gáy tăng có liên quan đến tăng nguy cơ của bệnh Đao, bất thường nhiễm sắc thể và dị tật tim.
 
Hệ thống máy tính sẽ dựa trên kết quả của xét nghiệm máu và độ dày da gáy để tính toán nguy cơ của từng loại khuyết tật nhiễm sắc thể bẩm sinh. Ước tính việc sàng lọc bằng xét nghiệm máu mẹ và đọ dày da gáy quý đầu có thể phát hiện được 82-87% thai nhi bị mắc hội chứng Đao, và 90% bị mắc hội chứng Edward.
 
 XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC MÁU MẸ QUÝ HAI
 
Hầu hết các cơ sở khuyến nghị và cung cấp sàng lọc máu mẹ trong quý hai, được thực hiện vào tuần thứ 15 đến tuần 20 kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. Các xét nghiệm sàng lọc máu mẹ quý hai để xác định nguy cơ cho dị tật ống thần kinh, khuyết tật nhiễm sắc thể và khuyết tật thành bụng. Các xét nghiệm được mang nhiều tên khác nhau như sàng lọc đa chỉ số, xét nghiệm bộ ba, xét nghiệm bộ bốn. Khi bắt đầu các xét nghiệm sàng lọc này vào những năm 1980, chỉ có duy nhất một chỉ số là alpha-foetoprotein (AFP) được đo lường. Chất này được sản xuất từ gan của thai nhi.
 
Xét nghiệm bộ ba đo lường 3 chỉ số: 1) alpha fetoprotein (AFP), 2) beta hCG tự do, và 3) Estriol. Khi sử dụng xét nghiệm bộ bốn, người ta đo lường thêm một chỉ số là inhibin A. Việc sử dụng thêm inhibin A cho sàng lọc làm tăng lên tính chính xác của sàng lọc (khoảng 80% so với 70%). Cả hai xét nghiệm bộ ba và bộ bốn có thể phát hiện nguy cơ cao cho khoảng 75-80% các thai nhi với tật nứt đốt sống và khoảng 95% các trường hợp thai vô sọ.
 
Hệ thống máy tính sẽ tính toán nguy cơ của các khuyết tật trên thông qua các chỉ số test bộ ba, bộ bốn, tuổi mẹ, trọng lượng mẹ, chủng tộc, và số lượng thai.
 
Các bác sĩ có thể chỉ định cho sản phụ được làm cả xét nghiệm sàng lọc quý một và quý hai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, xét nghiệm chỉ cần làm một lần.
 
Sản phụ sẽ nhận kết quả xét nghiệm như là một tỷ số, và tỷ số này cần được phiên giải bởi bác sĩ chuyên khoa cho chỉ định. Ví dụ, kết quả có thể là nguy cơ cho hội chứng Down là 1 trên 500. Nếu như đối chiếu với mức độ nguy cơ là 1 trên 270, có thể kết luận rằng nguy cơ của sản phụ cho hội chứng này là không cao. Tuy nhiên, cần ghi nhớ rằng, kết quả này không phải là chẩn đoán xác định, mà chỉ nói về nguy cơ mà thôi. Một kết quả nguy cơ cao chỉ đơn giản nói rằng cần phải có thêm các xét nghiệm khác được thực hiện để chẩn đoán. Trong khoảng 100 sản phụ được làm xét nghiệm, có khoảng 4-5 sản phụ có kết quả bất thường. Tuy nhiên, trong số 100 các sản phụ có kết quả bất thường nguy cơ cao về hội chứng Down chẳng hạn thì chỉ có 4-5 sản phụ thực sự có thai nhi với hội chứng Down. Chính vì vậy, các xét nghiệm chẩn đoán lúc này là cần thiết.
 
Có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm ví dụ tuổi thai càng lớn thì AFP càng tăng cao, do vậy cần xác định tuổi thai thật chính xác. Ngoài ra, các chỉ số đo lường còn bị ảnh hưởng bởi số lượng thai.
 
CÁC BƯỚC TIẾP THEO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CÓ NGUY CƠ CAO
 
Khi người sản phụ có kết quả xét nghiệm bất thường, sản phụ cần phải được tư vấn về di truyền. Tiếp theo sau đó là sản phụ được lựa chọn sinh thiết gai rau hay chọc dò nước ối để chẩn đoán xác định. Sinh thiết gai rau thường được làm lúc thai 10 đến 12 tuần tuổi. Chọc dò nước ối thường được làm lúc thai 15 đến 20 tuần tuổi. Siêu âm chi tiết được làm lúc thai 20 đến 22 tuần tuổi.

Điều mẹ thông thái cần chuẩn bị cho sự phát triển của con


MFGM là thành phần dinh dưỡng đột phá, giúp trẻ phát triển trí tuệ và cảm xúc, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ.
Vừa qua, hội thảo khoa học về MFGM với sự góp mặt của những chuyên gia đầu ngành đã giúp mẹ hiểu hơn về dưỡng chất này trong sự phát triển trí não của con.
Chương trình do GS. TS Nguyễn Gia Khánh - Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam - và Ths. Lê Quang Thanh -Giám đốc bệnh viện Từ Dũ - chủ trì. Thành phần diễn giả hội thảo gồm GS. Geoff Cleghorn - chuyên gia nhi khoa Đại học Công nghệ Queensland (Australia), Giám đốc nghiên cứu Viện Dinh dưỡng nhi khoa Mead Johnson Nutrition châu Á Thái Bình Dương, và TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ nhiệm bộ môn Nhi của Đại học Y Dược TP.HCM.
Ngày nay, càng có nhiều bà mẹ quan tâm đến chỉ số EQ của trẻ, bởi EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè và các kỹ năng xã hội khác như ứng xử, lãnh đạo, làm việc nhóm… Đây là nền tảng cho sự thành công của bé sau này.
Trên trang cá nhân của mình, bà mẹ 2 con MC Minh Trang cũng cho biết: "Đã là cha mẹ, ai cũng muốn làm hết sức mình để mang đến những điều tốt nhất cho bé. Để nuôi dạy một em bé khoẻ mạnh, hạnh phúc và trở thành một người thành đạt trong tương lai, còn cần nhiều nhiều nỗ lực, cố gắng, từng ngày từng ngày một của cả bố mẹ, gia đình và xã hội. Vì thế, việc chú trọng phát triển cả IQ và EQ cho bé trong giai đoạn đầu đời là hết sức quan trọng".
Dieu me thong thai can chuan bi cho su phat trien cua con hinh anh 3
GS. TS. Nguyễn Gia Khánh phát biểu tại hội thảo.
Theo chia sẻ của GS. TS. Nguyễn Gia Khánh - Chủ tịch Hội nhi khoa Việt Nam, các bà mẹ Đông Nam Á hiện có sự quan tâm lớn đến trí tuệ cảm xúc EQ. Theo báo cáo của WE Forum, EQ nằm trong 10 kỹ năng hàng đầu giới trẻ cần được trang bị ở những năm 2020.
Năm 2002, Công ty Mead Johnson Nutrition lần đầu tiên đưa DHA và ARA, là các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não, vào sản phẩm của Enfa. Công ty tiếp tục bổ sung thành phần đột phá có tên MFGM. MFGM hay còn gọi là màng cầu béo là thành phần giàu dưỡng chất, với hơn 150 chất béo và protein, với nhiều lợi ích. Chứng minh lâm sàng cho thấy, MFGM hỗ trợ phát triển trí não, cả về tư duy (IQ) và trí thông minh cảm xúc (EQ).
Theo GS. TS. Geoff Cleghorn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nhi khoa Mead Johnson Nutrition châu Á Thái Bình Dương, các nghiên cứu khoa học cho thấy sự kết hợp giữa MFGM và DHA hỗ trợ gia tăng kết nối não bộ gấp 2 lần, giúp trẻ thông minh, tự tin và sẻ chia cảm xúc.
Dieu me thong thai can chuan bi cho su phat trien cua con hinh anh 4
Sự kết hợp giữa MFGM và DHA hỗ trợ gia tăng kết nối não bộ gấp 2 lần.
Bên cạnh hỗ trợ phát triển trí não, một tác dụng khác của MFGM cũng được chia sẻ tại buổi hội thảo là hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Điều “bí mật” ở đây chính là thành phần của MFGM có các protein mang tính kháng khuẩn, ngăn chặn sự gắn kết các độc tố vào tế bào ruột, hỗ trợ sự phát triển của các dòng vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa (bifidobacterium).

Dinh dưỡng vàng cho phát triển tối ưu não bộ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí não của trẻ em phát triển ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ và tiếp tục phát triển dần dần trong những năm tiếp theo sau khi sinh. Điều này có nghĩa là bố mẹ hoàn toàn có thể hỗ trợ cho việc phát triển trí não của bé thông qua chế độ ăn uống với một số loại thực phẩm. Dưới đây là 13 nhóm thực phẩm giúp kích thích và phát triển trí não thai nhi mẹ bầu chớ dại bỏ qua



Axít béo Omega-3 từ cá (axit béo Omega-3)
Một số nghiên cứu đã cho thấy các loại cá biển như cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá, cá thu, cá thu, cá chẽm, vv, bao gồm hàu, sò ốc, sò ốc, tôm và mực rất giàu axit béo omega-3 có tác dụng nuôi dưỡng và kích thích não bộ của thai nhi.
Các bà mẹ mang thai ăn nhiều cá chứa axit béo omega-3 trong 6 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển trí tuệ. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý lựa chọn các loại cá có chứa ít thủy ngân. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung axit béo omega-3 từ các loại dầu thực vật, ví dụ như dầu hạt cải, dầu đậu tương, dầu hạt lanh, dầu óc chó, quả óc chó và hạt lanh.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng trong 6 tháng đầu của thai kỳ mẹ nên bổ sung ít nhất 300mg omega-3 mỗi ngày để bảo đảm cho sự phát triển của các tế bào não thai nhi.

Folate (axit folic)
Folate (axit folic) là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp xây dựng các tế bào não, hệ thần kinh và tủy sống cho thai nhi. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần bổ sung folate (theo chỉ dẫn của bác sĩ) một tháng trước khi định mang thai và trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Cách này có tác dụng phòng tránh dị tật ống thần kinh cho bé khoảng 50-70%

Ngược lại nếu mẹ bầu bị thiếu hụt folate trong thời gian mang thai, thì nguy cơ trẻ bị mắc các dị tật sứt môi, hở hàm ếch và các dị tật liên qua đến thần kinh, tủy sống là rất cao.

Những loại thức ăn chứa folate tự nhiên là: cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt); súp lơ xanh (bông cải xanh), mướp; hoa quả và nước quả thuộc họ cam quýt; đậu đỗ…

Sắt
Để cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi mang thai, trong quá trình mang thai và cả sau khi sinh. Trong đó sắt đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo máu tham gia vào vòng tuần hoàn trong cơ thể mẹ.

Nếu trong thai kỳ người mẹ bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu khiến thai nhi bị thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy của thai nhi có thể dẫn đến sự chậm phát triển của bé và chỉ số IQ thấp. Vì vậy, các bà mẹ đang mang thai nên ăn thực phẩm có chứa sắt một cách thường xuyên, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt bò, thịt lợn, gan, lòng đỏ trứng, hàu, nghêu, sò, các sản phẩm, ngũ cốc, đào, đậu, yến mạch khác nhau, mật đường, măng tây. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung sắt bằng thuốc dạng viên theo chỉ định của bác sĩ mỗi ngày để giúp tăng khối lượng máu và tích lũy sữa trong giai đoạn cho trẻ.

Iốt
Iốt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não, hệ thần kinh và trí nhớ của bào thai. Bổ sung i-ốt không chỉ để giảm nguy cơ bướu cổ cho người mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nếu bị thiếu i-ốt rất có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, ảnh hưởng tới sự phát triển bào thai, nhất là bộ não của trẻ.

Nguồn iốt bao gồm muối i-ốt và tất cả các loại hải sản như cá chẽm, tôm, cua, sò, mực, rong biển, ... Phụ nữ có thai nên dùng 175-200 microgam iốt mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai, vì trong thời gian mang thai, tuyến giáp sẽ hoạt động nhiều hơn và cơ thể cần thêm i-ốt.

Thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành tế bào và sự phát triển của não bộ của thai nhi. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, sữa, trứng, ... các loại đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ, ...

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì mẹ bầu cần ít nhất 60 g protein mỗi ngày trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Carbohydrate
Carbohydrate là chất bột đường hay còn gọi là tinh bột, đây là chất không thể thiếu trong quá trình mang thai nhằm cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Chúng được tiêu hóa thành các dạng đường đơn giản như glucose, từ đó đi qua nhau thai một cách và cung cấp năng lượng, hỗ trợ sự tăng trưởng của thai nhi t.Tuy nhiên không phải thực phẩm giàu carbohydrate nào cũng phù hợp và tốt cho thai kỳ.

Các mẹ cần lựa chọn các loại thực phẩm chứa carbohydrates có chỉ số đường huyết thấp như: chuối, khoai lang, đậu xanh và các loại đậu khác, bánh mì, ngũ cốc và mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt. Các loại thực phẩm dạng tinh bột có chỉ số đường huyết thấp này được xem là tốt hơn cho sức khỏe, giúp giữ được mức đường máu ổn định, làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ cũng như biến chứng do thai kỳ khác.

Acetylcholine
Acetylcholine là một chất giúp hoạt động của hệ thần kinh được kết nối với các tế bào não một cách nhanh chóng và chính xác, đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não của bé trong tương lai. Ngoài ra, Acetylcholine còn giúp thai nhi giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Do đó, mẹ bầu nên tích cực bổ sung Acetylcholine , đặc biệt là ở cuối thai kỳ nhằm giúp não bé phát triển tốt nhất.

Những thực phẩm giàu Acetylcholine gồm có: lòng đỏ trứng (thực phẩm giàu dinh dưỡng số 1 với mẹ và bé, ngoài Choline, trứng còn chứa nhiều protein, sắt, đạm, folate…. ) thịt nạc, súp lơ, đậu phộng, đậu nành, rau củ quả, nước sinh tố hoa quả, mầm lúa mỳ, tôm, cá hồi, rau chân vịt…

Mẹ bầu cần nạp khoảng 450-550 mg/ngày hàm lượng Choline

Vitamin B 1

Vitamin B1 đóng vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Nguồn vitamin B 1 tự nhiên có trong bột mì, đậu nành, yến mạch, đậu phộng, cám gạo...và một vài sản phẩm từ bơ sữa

Phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 1.4 mg vitamin B1 mỗi ngày

Vitamin B 2
Vitamin B 2 là một loại vitamin giúp cho đôi mắt luôn sáng khỏe và làn da luôn căng mịn và đầy sức sống . Các nguồn vitamin B 2 trong tự nhiên bao gồm trứng, sữa, đậu, sữa chua, pho mát, rau lá xanh, ...

Bà mẹ mang thai nên nhận 1,6 mg vitamin B 2 mỗi ngày.

Vitamin B6
Vitamin B6 đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ. ?Ngoài ra nó còn có tác dụng giúp mẹ bầu giảm ốm nghén. Nguồn vitamin B6, tự nhiên bao gồm: mầm lúa mì, bột yến mạch, đậu phộng, đậu nành, quả óc chó, cải bắp, mật đường, dưa đỏ, trứng, cá, ...

Phụ nữ mang thai nên nhận 2,2 mg vitamin B6 mỗi ngày. Đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ.

Vitamin B12

Vitamin B12 là một loại vitamin giúp ngăn ngừa chứng mất trí, suy giảm trí nhớ và giúp não cũng như hệ thống thần kinh hoạt động bình thường. Vitamin B12 được tìm thấy trong các sản phẩm thịt, gan, sữa, lòng đỏ trứng, phô mai, cá, thịt lợn, thịt bò, hàu ...

Bà mẹ mang thai nên dùng 2,2 microgam vitamin B12 mỗi ngày).

Vitamin D 
Vitamin D hỗ trợ cho sự phát triển xương của thai nhi. Thiếu vitaminn D trẻ có nguy cơ sinh nhẹ ký, mẹ bầu đối mặt với tiền sản giật.

Những thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá hồi, dầu gan cá tuyết; tuy nhiên, hầu hết vitamin D được bổ sung qua các sản phẩm từ sữa.

Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa này bảo vệ mô não của em bé khỏi bị hư hại. Chất dinh dưỡng này có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm, cà chua, đu đủ, quả việt quất, v.v.

Tóm lại để bảo đảm sức khỏe của mẹ và thai nhi thì trước và trong thai kỳ mẹ phải chịu khó bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, và đầy đủ 13 nhóm thực phẩm giúp kích thích và phát triển trí não thai nhi này. Đặc biệt trước khi bồi bổ mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ vì tùy vào cơ địa, mà cơ thể mỗi bà bầu sẽ có nhu cầu về lượng dinh dưỡng khác nhau.